Quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc là quy định mới trong Bộ luật Lao động năm 2019. Ngoài định nghĩa, bộ luật còn quy định các trường hợp cấm, ngăn ngừa, phòng chống để bảo vệ người lao động, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
QRTD hiện đang là vấn đề rất nóng bỏng và hiện hữu mỗi ngày tại nơi làm việc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, sức khỏe, cuộc sống ổn định của người lao động, tạo môi trường lao động bất ổn, đáng sợ, thù địch. Người lao động bị quấy rối dù gắng đi làm để duy trì thu nhập, họ cũng không thể dành đầy đủ tâm trí cho công việc. Theo Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có tình trạng QRTD tại nơi làm việccao, 78% lao động nữ là nạn nhân củaQRTD tại nơi làm việc; các doanh nghiệp có càng nhiều lao động nữ thì tỷ lệQRTD tại nơi làm việc càng cao.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng QRTDtại nơi làm việc. Thứ nhất, quan niệm xã hội, văn hóa ứng xử khiến hành vi có thể bị coi là QRTDở nơi này lại chỉ được coi là trêu đùa vô thưởng vô phạt ở nơi khác; người lao động cam chịu, không dám đấu tranh…). Thứ hai, pháp luật chưa quy định đầy đủ, chưa đưa ra định nghĩa về QRTD; chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm của NSDLĐ; không có cơ chế nhận diện và chế tài xử lý đối tượng quấy rối. Thứ ba, quan niệm hành vi QRTD tại nơi làm việc mới chỉ được hiểu là xảy ra ở trong trụ sở, văn phòng, nhà máy, mà chưa tính đến các trường hợp QRTDkhác hoàn toàn có thể xảy ra ở ngoài phạm vi những nơi nói trên nhưng vẫn liên quan đến công việc như: Hành vi đó xảy ra trong tiệc liên hoan công ty ở nhà hàng, ở ký túc xá công nhân, quấy rối qua internet… Thứ tư, về phía người lao động chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống QRTDtại nơi làm việc; chưa tích cực tham gia xây dựng môi trường làm việc không QRTD(truyền thông, tố cáo, phản ứng mạnh mẽ). Đồng thời ngăn cản, tố cáo mọi hành vi QRTDtại nơi làm việc cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Ảnh: Internet
Còn theo Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.
Theo khoảng 9, Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2019, QRTD tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đưa ra các quy định cấm, ngăn ngừa, phòng chống QRTD tại nơi làm việcđể bảo vệ người lao động, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, cụ thể như:
Điểm a, khoảng 1, Điều 5: Người lao động có quyền “…không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, QRTDtại nơi làm việc”;
Khoảng 2, Điều 6: “Người sử dụng lao động có nghĩa vụ… xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống QRTDtại nơi làm việc”.
Khoảng 3, Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động: “QRTD tại nơi làm việc”.
Điểm d, khoảng 2, Điều 35. “Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước “Bị QRTDtại nơi làm việc”;
Khoảng 7, Điều 67. Nội dung thương lượng tập thể, các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể: “Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và QRTDtại nơi làm việc”;
Khoảng 2, Điều 118. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động… Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: … “d) Phòng, chống QRTDtại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi QRTDtại nơi làm việc”;
Khoảng 2, Điều 125. “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải đượcngười sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp “Người lao động có hành vi … QRTDtại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động”;
Khoảng 1, Điều 135. Nhà nước “Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống QRTDtại nơi làm việc”.
Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hiện hành về phòng chống QRTD tại nơi làm việc, nhận thấy, những quy định này còn khá chung chung, khó áp dụng vào thực tế, cần làm rỏ như: Các yếu tố cấu thành của quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Các hình thức (biểu hiện) của quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Nơi làm việc là gì? Các bước xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào?… Đây là những vấn đề chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, khi ban hành nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2019 cần quy định rỏ rang hơn để thuận lợi trong việc áp dụng vào thực tiễn.
TRÍ DŨNG
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456