Ý kiến của Công đoàn cơ sở (CĐCS) có phải là điều kiện bắt buộc để ban hành thang lương, bảng lương không? Nếu không lấy ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động khi ban hành các văn bản trên thì các văn bản trên có hiệu lực không? Trường hợp doanh nghiệp (DN) không có CĐCS thì xử lý thế nào?
Công nhân lao động công ty TNHH Giày da Mỹ Phong. Ảnh: BÁ THI
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2012 thì khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 188 của Bộ luật Lao động thì CĐCS thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở DN, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại DN, cơ quan, tổ chức.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 188 của Bộ luật Lao động thì ở những nơi chưa thành lập tổ chức CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại Khoản 1, Điều 188 của Bộ luật Lao động.
Căn cứ quy định nêu trên, khi xây dựng thang lương, bảng lương, DN phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (CĐCS) trước khi thực hiện, đối với DN chưa thành lập CĐCS thì phải tham khảo ý kiến của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
HỘI ĐỒNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT – LĐLĐ TỈNH
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456