Điện giật thường rất nguy hiểm tới tính mạng, so với các loại tai nạn bởi các yếu tố nguy hiểm khác thì tai nạn điện thuộc loại cao, có thể gây ra chết người trong thời gian rất ngắn và người bị nạn không cảm nhận trước được mối nguy hiểm đe dọa mình.
Công nhân làm việc tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện (minh họa). Ảnh: Trí Dũng
Theo quy định, mọi người lao động có tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện điều phải được tổ chức học tập, huấn luyện chu đáo. Nội dung huấn luyện bao quát nhiều vấn đề, trong đó phải nêu rõ sự nguy hiểm của dòng điện và cách sơ cứu tai nạn điện. Thời gian sơ cứu được tính từ lúc giải thoát nạn nhân khỏi các phần mang điện hay khỏi các vùng nguy hiểm về điện, sau đó tùy tình trạng của người bị nạn mà tiến hành sơ cứu cho tới khi nạn nhân trở lại bình thường. Thời gian sơ cứu rất quý giá theo từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng cứu sống giảm xuống, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất (xem hình bên dưới).
Nếu chỉ bị giật nhẹ và tự tách ra khỏi mạch điện thì không bị nguy hiểm. Trường hợp có thể bị nguy hiểm tới tính mạng là khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh, không thể tự gỡ ra khỏi các phần mang điện, không thể kêu cứu được. Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân khỏi mạch điện:
Đối với điện cao áp: người bị nạn bị dính vào điện cao áp thì nhất thiết phải chờ cắt điện từ các cầu dao phía trước đó. Sau khi cắt điện mới được tới gần người bị nạn tiến hành sơ cứu.
Đối với điện hạ áp: người bị nạn dính vào điện hạ áp có thể tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện hay rút phích cắm điện ở nơi gần nhất. Trong gia đình có thể ngắt công tác hay gỡ cầu chì. Nếu không thể cắt điện được thì có thể dùng dao cán gỗ khô để chặt đứt dây điện hoặc có thể dùng cây tre khô hay cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Có thể nắm vào các phần áo khô của người bị nạn kéo ra, cũng có thể dùng áo khô của mình để lót tay rồi nắm vào chân, tay hay đầu của người bị nạn để kéo ra. Khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện cần chú ý: không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là các dây dẫn ở gần người bị nạn; không nắm vào người bị nạn bằng tay không hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn.
Sơ cứu: cấp cứu tai nạn điện có những đặc điểm riêng, không những phải tranh thủ từng giây khi tách nạn nhân ra khỏi dòng điện, sau đó cũng phải tranh thủ từng giây để tiến hành sơ cứu. Mỗi giây trôi đi là khả năng cứu sống giảm đi. Tai nạn điện dễ làm cho hai bộ phận tim và phổi ngừng trệ, nên khi sơ cứu phải chủ ý trước nhất xem tim và phổi có làm việc bình thường không. Chỉ sau khi xác định chắc chắn rằng chúng làm việc bình thường thì mới tiến hành sơ cứu các vết thương khác như bỏng, gãy xương, dập nát,…; Đối với trường hợp người bị nạn vẫn tĩnh: nếu người bị nạn vẫn tĩnh, không có vết thương và không cảm thấy khó chịu thì không cần cứu chữa, tuy vậy vẫn phải ở bên cạnh người bị nạn theo dõi, vì trong thời gian đầu vẫn có thể bị sốc hay rối loạn nhịp tim. Người bị nạn nên nằm nghỉ cho thoải mái cho đến khi hoàn toàn trở lại bình thường; Đối với người bị ngất: biểu hiện của ngất là không nói, không cảm giác, đồng tử bị dãn. Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường nhưng sau đó do rối loạn chức năng não nên có thể dẫn tới ngừng thở, nếu không được cứu chữa kịp thời người bị nạn có thể tử vong sau ít phút. Hiện tượng hay gặp khi nạn nhân ngất là đờm, dãi và các thứ khác có thể chảy xuống làm tắt đường thở, cách tốt nhất giải quyết trong trường hợp này là đặt người bị nạn nằm nghiêng ổn định. Lúc đầu người bị nạn đang nằm ngữa, người cứu quỳ bên người bị nạn, nắm lấy tay và đầu gối của người bị nạn kéo mạnh về phía mình, sao cho khi xoay thì trục dọc của người bị nạn không thay đổi rồi gập tay của người bị nạn, đặt bàn tay đó bên dưới mặt. Thế ổn định của người đó do độ gập của tay và của chân tạo nên (hình bên trên), kiểu nằm này dễ giữ thông đường hô hấp do đờm dãi có thể tự chảy ra, không thể trôi vào phổi được. Cần tiếp tục theo dõi, nếu tim và phổi làm việc bình thường thì chờ để bàn giao lại cho y tế để giải quyết. Nếu nạn nhân ngừng thở, thì phải tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và cấp cứu trên đường vận chuyển đến bệnh viện.
MINH THIỆN (st)
Nội dung có sử dụng tư liệu từ sách Bảo hộ lao động dành cho cán bộ công đoàn phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động do Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn An Lương chủ biên. NXB Lao động 2013.
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456