Trong những năm qua, Trà Vinh thực hiện nhiều chính thu hút, xúc tiến đầu tư và đãphát triển nhiều doanh nghiệp (DN), Khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, đời sống văn hoá tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với những đóng góp của họ đối với sự phát triển của KCN Long Đức nói riêng và tỉnh Trà Vinh năm chung. Do vậy, cần thiết phải có sự quan tâm đúng mức nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại KCN Long Đức.
Rất cần những sân chơi văn hóa – thể thao cho CNLĐ ở các doanh nghiệp
KCN Long Đức được thành lập vào năm 2005, tỷ lệ lấp đầy đạt 80%, thu hút được 25 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2.579,2 tỷ đồng với những ngành, nghề như: Sản xuất vật tư ngành in, quang điện tử, gia công thiết bị cơ khí chính xác, may mặc, giày da, túi xách, chế biến lương thực thực phẩm, nông sản, sản xuất bộ dây truyền dẫn điện dùng cho ôtô và xe máy, sản xuất bao bì, sản xuất cấu kiện bêtông tươi và bê – tông đúc sẵn… Tổng số công nhân KCN Long Đức là 14.999 người (tháng 12 năm 2019), trong đó lao động người Việt Nam 14.935 người và lao động nước ngoài 64 người. Bên cạnh những đặc điểm chung của đội ngũ công nhân, theo khảo sát, công nhân KCN Long Đức có những đặt điểm riêng như:
(1) Mất cân bằng giới tính cao: nữ chiếm đa số với 11.495 người chiếm 76,6% tổng số lao động. (2) Tuổi đời tương đối trẻ: Nhóm từ 18 – 25 tuổi chiếm 40,8%, nhóm từ 26 – 30 tuổi chiếm 42,3%, nhóm từ 31 – 40 tuổi là 13,7% và nhóm trên 40 tuổi là 3,2%. (3) Thu nhập thấp và không đồng đều: Thu nhập trung bình của là 5.097.000 đồng, trong đó cao nhất là 13.500.000 đồng, thấp nhất 4.530.000 đồng. Chênh lệch thu nhập giữa người cao nhất và người thấp nhất gấp 3 lần. (4) Tăng ca nhiều: Khảo sát trên cho thấy: Trên 70% phải thường xuyên tăng ca, thường tăng ca từ 1 – 4/ngày, thậm chí có trường hợp tăng trên 4 giờ/ngày (5%), đây là việc tăng ca vượt thời gian quy định của pháp luật. Đa số không muốn tăng ca (44,5%). (5) Có nhu cầu bức thiết về nhà ở và nhà trẻ. Theo báo cáo của CĐ Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh trong tổng số gần 15.000 công công nhân, có đến gần 5.000 người được thống kê có nhu cầu về nhà ở. Phần lớn họ phải thuê nhà trong căn phòng trọ chỉ chừng 10m2, giá từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Trong khi đó, KCN Long Đức chưa có công trình nhà ở xã hội.
Từ thực trạng trên, để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần công nhân KCN Long Đức, cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
– Cần có Nghị quyết chuyên đề về công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân nói chung đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trên cơ sở đó, Thành ủy thành phố Trà Vinh, Đảng ủy Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp, trong đó có đối mới nội dung, phương thức nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân. Chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với Công đoàn trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân.
– Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở quy định của pháp luật xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng các thiết chế văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân; chỉ đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và Ban Quản lý Khu Kinh tế đẩy nhanh thực hiện công trình Thiết chế Công đoàn do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư tại KCN Long Đức.
– Khuyến khích, động viên, tăng cường trách nhiệm xã hội của các DN trong việc đầu tư xây dựng đời sống văn hoá công nhân, nhất là nhà ở, các thiết chế văn hoá, thể thao, nhà giữ trẻ, trường mẫu giáo, siêu thị phục vụ công nhân; kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần.
– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung, giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhângắn với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vũng đất nước; xây dựng người công nhânthời kỳ CNH – HĐH và hội nhập với các nội dung như: Có lập trường tư tưởng vững vàng; có ý chí vượt khó, vươn lên, lập thân, lập nghiệp; có nếp sống, lối sống lành mạnh, tích cực tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, không mắc các tệ nạn xã hội; chấp hành nghiêm pháp luật, nội quy, quy định của DN; có tinh thần học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; có tác phong công nghiệp, kỷ luật, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
– Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của công nhânvề xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với từng đối tượng công nhân. Xây dựng, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về văn hóa.
– Các cấp CĐ tỉnh Trà Vinh phải không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức. Trong đó, chú trọng đổi mới công tác xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa công nhântrong KCN phải theo hướng đáp ứng đa dạng nhu cầu của công nhân, theo phương châm hướng về cơ sở, vận động, thu hút quần chúng công nhântham gia.
– Phát triển phong trào văn hoá, thể thao của công nhângồm: Tổ chức hoạt động và hướng dẫn cơ sở tổ chức hoạt động văn hóa tại cơ sở bằng các hình thức như: “Câu lạc bộ công nhân”, “Đội văn nghệ công nhân”; nhóm nhạc trẻ…; Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao như: Hội diễn văn nghệ quần chúng, Hội thao, giải thi đấu thể thao dành cho công nhân, biểu diễn lưu động…
THẠCH THỊ THU HÀ,
Chủ tịch Liên đoàn Lao độntg tỉnh
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456