Theo BLLĐ năm 2012 “Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại báo cáo kết quả thi hành Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012 “Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của BLLĐ còn chưa đạt như mong muốn, chưa phổ quát hết toàn bộ lực lượng lao động”.
Lao động trong các làng nghề truyền thống chưa được pháp luật lao động điều chỉnh (ảnh: NLĐ làm việc tại làng nghề đan đát huyện Trà Cú). Ảnh: Phúc Thịnh
Cụ thể, NLĐ đối tượng áp dụng của Bộ luật (làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý điều hành của NSDLĐ) mới đạt 22,5 triệu người, bằng 41,3% so với lực lượng lao động. Do phạm vi của QHLĐ chỉ bao gồm hoạt động “thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương”,điều này cho thấy một số lượng lớn lực lượng lao động trong khu vực phi chính thức, lao động tự tạo việc làm, lao động làm việc theo các hình thức liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ số, lao động làm việc cho các doanh nghiệp và hộ gia đình sử dụng dưới 10 lao động… chưa được điều chỉnh bởi các quy định của BLLĐ về tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ luật lao động…
Ví dụ như trường hợp NLĐ làm việc cho các doanh nghiệp công nghệ theo các hình thức liên kết kinh doanh như: Uber, Grab…) thì không phát sinh hoạt động thuê mướn (ai mướn ai?), sử dụng lao động (ai là NSDLĐ?), trả lương (thực chất chỉ hưởng hoa hồng theo thỏa thuận). Các mô hình kinh tế này đang có xu hướng phát triển mạnh do sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, khi sửa đổi BLLĐ trong thời gian tới cần mở rộng phạm vi của QHLĐ để điều chỉnh nhóm đối tượng lao động này.
Một đối tượng lớn khác nhưng cũng chưa được pháp luật lao động điều chỉnh, đó là lực lượng lao động trong khu vực phi chính thức. Đặc thù kinh tế Việt Nam là đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, làm việc theo mùa vụ, vụ việc… Loại QHLĐ này thường không được gắn kết trách nhiệm bằng hợp đồng lao động mà chủ yếu là thỏa thuận bằng lời nói. Hệ lụy của thực tế này là rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp liên quan đến tiền lương, thưởng, trách nhiệm vật chất khi xảy ra tai nạn lao động… Cũng chính vì vậy mà hầu hết NLĐ trong nhóm này không được hưởng chính sách an sinh xã hội như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; hoặc tham gia các thiết chế đại diện cho mình như Công đoàn…
Từ những lý do trên, tác giả đề xuất khi sửa đổi BLLĐ trong thời gian tới, cần nghiên cứu, bổ sung các quy định pháp luật trong Chương quy định chung và các quy định trong các Chương cụ thể để nâng cao “diện bao phủ” của BLLĐ, mở động đối tượng điều chỉnh để phổ quát toàn bộ lực lượng lao động.
THANH DŨNG
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456