Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động(người làm việc theo hợp đồng lao động là người lao động theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp), thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.
Thông tư hướng dẫn cụ thể như sau:
Khi có căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Tố cáo, người tố cáo hoặc người giải quyết tố cáo có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.
Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Trường hợp xét thấy đề nghị bảo vệ có căn cứ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ theo quy định.
Trường hợp đề nghị bảo vệ không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo quy định.
Điều 7 Thông tư quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng người lao động:Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ; Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ; Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ; Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.
Liên đoàn Lao động cấp huyện, cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:Chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ; Giám sát cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cùng cấp trong việc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ; Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Điểm 2 Điều 8).
Ngày 20/10/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Văn bản số 4341/UBND-KGVX yêu cầu Liên đoàn Lao động tỉnh cùng phối hợp, tham gia với các ngành phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, theo đó Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ ban hành công văn phổ biến đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (nơi có công đoàn cơ sở trực thuộc là công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp) và các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp là công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh nắm và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Mời xem nội dung chi tiết Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 trên trang thuvienphapluat.vn.
MÂY TRẮNG (t/h)
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456