Để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ). Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn tập trung đổi mới hình thức, cập nhật nội dung, nâng cao hiệu quả công tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho CNLĐ trong các doanh nghiệp (DN).
Một buổi tuyên truyền tại Công ty CP Dược phẩm TV-Pharm
Việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho CNLĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại DN. Bởi khi CNLĐ am hiểu pháp luật lao động, có ý thức chấp hành pháp luật tốt sẽ xác định được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công việc hàng ngày, đồng thời nhận thức được quyền và lợp ích của mình trong quan hệ lao động, từ đó có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình hoặc yêu cầu Công đoàn bảo vệ. Thực tế, trong những năm trước đây, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc, đình công… cũng có nguyên nhân từ ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn và CNLĐ còn nhiều hạn chế.
Với phương châm hướng về đoàn viên, hướng về cơ sở, trong thời gian qua, LĐLĐ tỉnh đã tập trung triển khai những văn bản pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNLĐ như: Bộ luật Lao động,Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn, Luật An toàn vệ sinh lao động và những văn bản hướng dẫn thi hành… Nội dung tuyên truyền cũng được chọn lọc theo hướng đáp ứng nhu cầu của CNLĐ. Ông Trương Thanh Dũng, Phó Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh cho biết: Việc xác định đúng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của CNLĐ sẽ giúp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả, tránh được trình trạng dàn trãi, thiếu trọng tâm. Ví dụ, đối với CNLĐ mới vào làm tại DN thì chú trọng tuyên truyền những nội dung như: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ tiền lương, tăng ca… Còn đối với CNLĐ đã làm việc nhiều năm thì tuyên truyền, phổ biến các chế độ có liên quan đến bảo biểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Ngoài truyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, LĐLĐ tỉnh và các cấp công đoàn trong tỉnh còn lồng ghép với công tác tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, dư luận trong CNLĐ, từ đó những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của CNLĐ được kịp thời giải đáp; quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng được đảm bảo.
Công tác truyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong CNLĐ không chỉ được các cấp công đoàn quan tâm mà còn được phía DN ủng hộ, chị Lê Thị Kim Chuyền, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH May mặc Đông Thái (huyện Càng Long) cho biết, công ty mới được thành lập và mong muốn CNLĐ gắn bó lâu dài với công ty nhưng trình trạng nghỉ việc, nhảy việc vẫn còn phổ biến, vì vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của CNLĐ. Những buổi tuyên truyền như thế này rất bổ ích cho CNLĐ, thời gian tới sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa tại công ty để nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật CNLĐ.
Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng được chú trọng do đặt thù của CNLĐ là làm việc theo ca, dây chuyền sản xuất, lại thường xuyên phải tăng ca nên không có điều kiện tập trung để tuyên truyền. Vì vậy, việc có nhiều hình thức tuyên truyền sẽ giúp cho CNLĐ có nhiều điều kiện tiếp cận pháp luật hơn. Ngoài tuyên truyền miệng là hình thức chủ yếu, các hình thức khác như: Tư vấn, đối thoại trực tiếp; tuyên truyền qua hệ thống loa nội bộ, qua Kệ sách pháp luật, tờ rơi, tờ bướm…
Nhờ xác định đúng trọng tâm nội dung, đa dạng hình thức mà công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cấp công đoàn trong tỉnh đã phát huy tác dụng tích cực, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tác phong lao động, kỷ luật lao động của CNLĐ được nâng lên đáng kể. Đặc biệt từ năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra những tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc, đình công có nguyên nhân từ quan hệ lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại DN.
Tin, ảnh:TUẤN TÚ
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456