Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói: Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên…Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng., Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa: đấy, có trông thấy rách nữa đâu…Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:
Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý… Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi. Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội,Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét).
Thực tế lịch sử cho thấy rằng: Suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè xẻn, cân nhắc từng xu.
Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá.
Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói” Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.
Có thể dẫn ra nhiều những câu chuyện về cách chi tiêu sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của Bác, rất mâu thuẩn thống nhất: chắc chiu, tằn tiện nhưng vẫ rộng rãi không hoang phí mà cũng không keo kiệt, ki bo.
Qua câu chuyện trên, dù là những mẫu chuyện rất nhỏ trong số vô vàn những câu chuyện cảm động khác về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác, chúng ta có thể cảm nhận được một số ý nghĩa rất sâu sắc, đó là:
Thứ nhất, muốn mọi người đều có ý thức tiết kiệm thì lãnh đạo phải làm gương trước, phải bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ nói suông, hô hào chung chung; muốn người dân tiết kiệm thì cán bộ công chức phải tiết kiệm trước.
Thứ hai, không phải lúc khó khăn mới tiết kiệm còn lúc đầy đủ thì không cần, mà phải biến ý thức tiết kiệm thành bản tính của mỗi người, cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh, địa vị nào cũng phải biết tiết kiệm.
Thứ ba, tiết kiệm phải đúng cách. Bác khuyên chúng ta tiết kiệm và bác cũng dạy”… Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như tế mới đúng là kiệm”
Câu chuyện đã giúp cho bản thân tôi cảm thấy rất thấm thía và tâm đắc với những lời dạy của Bác, đồng thời tôi cũng rút ra được những bài học cho riêng mình:
Thứ nhất, trong chi tiêu của gia đình và bản thân phải hết sức dè xẻn, có kế hoạch chi tiêu rõ ràng cụ thể.
Thứ hai, trong việc sử dụng tài sản công phải biết tiết kiệm, chống lãng phí như: tiết kiệm điện, nước, giấy, mực, xăng dầu, điện thoại… của cơ quan. Khi ra khỏi phòng làm việc tắt hết các thiết bị điện, khi in hoặc phôto tài liệu, văn bản cố gắng sử dụng hết cả hai mặt giấy
Thứ ba, trong công việc phải toàn tâm, toàn ý không được lãng phí thời gian và sức khỏe của mình cho những việc không có ích.
Thứ tư, tiết kiệm nhưng không phải là ki bo, bủn xỉn mà việc gì đáng chi thì phải chi việc không đáng chi thì một đồng cũng không được chi.
Mỗi cán bộ công chức chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện và quyết tâm thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác. Hàng ngày, hàng giờ, chúng ta tự soi mình vào tấm gương đạo đức cúa Bác để mọi người chúng ta ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.
Mẫu chuyện do đồng chí Nguyễn Thị Mõng, Phó Ban Tài chính Liên đoàn Lao động tỉnh kể trong buổi chào cờ ngày 01/4/2019. Mẫu chuyện được đăng trong sách “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, NXB Chính trị Quốc gia 2008.
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456