Chủ tịch Hồ Chí Minh Người đã để lại tài sản vô giá cho nhân loại đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, của thời đại.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, thì cần lắm những mẩu chuyện về đức tính cao đẹp của Bác. Nó làm cho mỗi người chúng ta, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức phải biết tự soi rọi bản thân của mình để từ đó ngày càng hoàn thiện bản thân. Sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng. Mỗi người dân tộc Việt Nam chúng ta, khi nói đến cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ai không nhớ đến những vần thơ:
“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm đủ vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”.
Thật vậy, những cống hiến của Bác Hồ muôn vàng kính yêu đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là vô bờ bến. Dù năm tháng có qua đi trên mảnh đất Việt Nam hình chữ “S” thân yêu, chúng ta cũng không thể nào quên hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp; đó là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của thời đại, đó là tấm gương của một vỹ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một tấm gương đạo đức hết sức giản dị, ai cũng có thể học tập và làm theo. Hôm nay tôi xin kể với các đồng chí nghe mẫu chuyện về sự tiết kiệm.
Nội dung: Sự tiết kiệm
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10/5/1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Câu chuyện cách đây đã lâu nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị; qua câu chuyện đã toát lên phẩm chất sáng ngời của Bác và ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, những bài học quý báu cho hôm nay và mai sau.
Tiết kiệm là sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền của, thời gian, công sức lao động, nhằm tích lũy thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống nhân dân. Tiết kiệm phải từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong bối cảnh nước ta vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thì vấn đề tiết kiệm càng phải được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Chỉ có tiết kiệm mới có thể tăng thêm nguồn lực vật chất xây dựng đất nước, chỉ có tiết kiệm mới góp một phần nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta phải biết tự nhìn lại mình, phải sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, đấu tranh chống lại tham ô lãng phí. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, phô trương, hình thức. Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán trong hoạt động nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Qua mẫu chuyện liên hệ với nhiệm vụ của bản thân học tập theo Bác những nội dung: trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra bản thân luôn tính toán, xắp sếp, bố trí thời gian hợp lý. Bản thân không phô trương hình thức đối với thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn mà lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Trong sinh hoạt hàng ngày tiết kiệm chi phí hành chính: Hạn chế sử dụng điện thoại bàn thay vào đó là việc sử dụng “Zalo”, mail để trao đổi công việc, hay tận dụng giấy in, sử dụng máy điều hòa, đèn một cách hợp lý. Tắt đèn, quạt khi không sử dụng, đồng thời vận động mọi người cùng nhau tiết kiệm chi phí hành chính, qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Mẫu chuyện do đồng chí Trần Nhật Linh, Phó Chủ nhiệm UBKT Liên đoàn Lao động tỉnh kể trong buổi chào cờ ngày 11/3/2019. Mẫu chuyện được trích từ Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456