Nhằm phát huy trí tuệ, động viên cán bộ đoàn viên hiến kế, đề xuất các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn; khắc phục mạnh mẽ bệnh hình thức, hành chính hóa trong các cấp công đoàn góp phần thu hút, tập hợp người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh. Tích cực tham gia phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn”, nhiều cán bộ, đoàn viên công đoàn đã đề xuất các giải pháp mới, khả thi, sát hợp thực tế; cụ thể hóa một cách sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của công đoàn cấp trên; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động công đoàn.
Những mô hình hay
Mô hình “Nền nhà ở cho đoàn viên công đoàn” của Công đoàn cơ sở Trường Đại học Trà Vinh: Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đã tìm kiếm các vị trí đất ở thích hợp để xây dựng các khu tập thể trên cơ sở đóng góp của đoàn viên công đoàn; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thông báo đến toàn thể đoàn viên công đoàn về việc góp vốn mua đất cụ thể như: vị trí đất, số tiền góp, điện, nước, thuế, …Với việc làm nêu trên đã giải quyết được 176 nền nhà ở cho 176 đoàn viên, viên chức của nhà trường.Hướng tới nhằm góp phần chăm lo đời sống cho những đoàn viên, viên chức của trường, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sởsẽ tiếp tục thực hiện các phương thức của mô hình trên.
Mô hình “Xanh – Sạch – Đẹp” của Liên đoàn Lao động huyện Tiểu Cần: Liên đoàn Lao động huyện đã vận động được 114 cơ quan, đơn vị, mạnh thường quân trong và ngoài huyện ủng hộ với tổng số tiền trên 340 triệu đồng: đã trồng trên 18 ngàn cây hoàng yến, 3 ngàn cây nguyệt huế, 200 cây bông trang trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và hương lộ đồng thời hỗ trợ kinh phí cho Hội Liên hiệp Phụ nữ và Công đoàn cơ sởxã Tập Ngãi trồng tuyến đường hoa… qua đó góp phần cùng với các cấp, các ngành và Nhân dân toàn huyện xây dựng huyện Tiểu Cần đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Hướng tới Liên đoàn Lao động huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ cây giống cho các ngành, đoàn thể để trồng bổ sung tại các vị trí cây chết.
Cách làm sáng tạo
Nhận thấy cán bộ công đoàn cơ sởđều là kiêm nhiệm, việc tổ chức Hội nghị CBCCVC hàng năm thường được lãnh đạo cơ quan, đơn vị giao khoán cho Ban Chấp hành CĐCS chủ động xây dựng các văn bản dự thảo để thông qua tại hội nghị. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này và phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, Ban Chấp hành CĐCS và CBCCVCLĐ của cơ quan, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch Công đoàn Viên chức đã đề ra sáng kiến tham mưu Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức ban hành công văn chỉ đạo, trong đó kèm theo 08 biểu mẫu cụ thể hóa các việc CĐCS hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị thực hiện; hướng dẫn Ban Chấp hành CĐCS tham mưu với cấp ủy Đảng và đề xuất, phối hợp với người đứng đầu xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị CBCCVC hàng năm: quy định rõ thời gian, hình thức, quy trình, nội dung, trách nhiệm của người đứng đầu và của Ban Chấp hành công đoàn. Sau 01 tháng kể từ ngày cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị, Ban Chấp hành các CĐCS gởi bộ hồ sơ hội nghị vào hệ thống báo cáo trực tuyến. Sáng kiến này nhằm hỗ trợ cho cán bộ CĐCS nâng cao trách nhiệm, năng lực, kỹ năng trong phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị CBCCVC hàng năm theo đúng quy định. Giảm áp lực công việc cuối năm cho cán bộ công đoàn, tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của công đoàn. Công khai minh bạch những nội dung, công việc có liên quan đến xây dựng CĐCS vững mạnh; tiết kiệm thời gian nghiên cứu tài liệu, kinh phí để in ấn tài liệu; làm cơ sở cho Công đoàn Viên chức tỉnh kiểm tra, chấm điểm trong thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở.
Hàng năm CNVCLĐ đóng góp nhiều loại quỹ xã hội, nhằm giảm áp lực cho việc đóng góp nhưng vẫn hoàn thành chỉ tiêu được giao trong việc đóng góp Quỹ “Mái ấm Công đoàn”, đồng chí Thạch Phương, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Duyên Hải tham mưu Ban Thường vụLiên đoàn Lao động huyện ban hành văn bản hướng dẫn Ban Chấp hành CĐCS chia nhỏ số tiền (theo tổng số tiền vận động/tổng số tháng được giao vận động) và phân công đồng chí thủ quỹ công đoàn phụ trách thu và báo cáo Ban Chấp hành CĐCS theo dõi nắm như vậy đã không gây khó khăn cho đối tượng có thu nhập thấp mà vẫn thu đạt chỉ tiêu góp phần hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao hàng năm.
Đồng chí Thạch Thị Nhi, Phó Ban Chính sách-Pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh đề ra giải pháp “Giải pháp nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động”: từ khi Nghị quyết 7c của Tổng Liên đoàn ra đời năm 2016, qua theo dõi 02 năm: 2016, 2017, chất lượng bữa ăn ca của người lao động cải thiện không đáng kể, bắt đầu năm 2018 đồng chí đã tham mưu cho Ban Thường vụLiên đoàn Lao động tỉnh hướng dẫn Ban Chấp hànhCĐCS tăng cường việc chủ động đề xuất nội dung đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT với NSDLĐ có nội dung bữa ăn ca cho người lao động để đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm; Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật đối với người lao động tại các doanh nghiệp, trong đó có việc khảo sát, nắm tình hình thực hiện bữa ăn ca cho người lao động để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện tốt việc này từ đó nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ vấn đề này nên đã cùng tổ chức công đoàn chăm lo tốt bữa ăn ca cho công nhân, lao động, tính đến cuối năm 2018 tăng so với cuối năm 2017 là 12 doanh nghiệp có mức tiền bữa ăn ca thấp nhất là 15.000đ.
Nhằm thông qua việc gặp gỡ, đối thoại sẽ giúp lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành có liên quan nắm được tình hình thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước của các doanh nghiệp đối với người lao động; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động, đồng chí Nguyễn Thị Vân Hằng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh đã có sáng kiến là tham mưu cho Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh chuẩn bị các nội dung xin ý kiến và được sự chấp thuận của lãnh đạo tỉnh “Tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và công nhân lao động” qua đó, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, sâu sát, đảm bảo lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động, tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dự toán tài chính công đoàn” là sáng kiến của đồng chí Đỗ Thị Anh Thư, cán bộ Ban Tài chính Liên đoàn Lao động tỉnh qua đó giúp cho kế toán các CĐCS thực hiện được nhanh, gọn, dễ hiểu, tiết kiệm được thời gian khi thực hiện dự toán; giúp công đoàn cấp trên sơ sở tiết kiệm được thời gian hướng dẫn các CĐCS khi thực hiện dự toán, tổng hợp số liệu nhanh, đơn giản trên cơ sở đó sẽ giúp cán bộ ban tổng hợp được số liệu nhanh, chính xác mà đở tốn thời gian phải đi công tác cơ sở, tiết kiệm được chi phí hành chính.
Kết quả của phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn” đã dần dẫn rõ sản phẩm, rõ điển hình, có sức lan tỏa nhằm kiên quyết không tổ chức các hoạt động mang tính hìnhthức, gây lãng phí, tốn kém, đó chính là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh đã đặt ra.
MÂY TRẮNG
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456