Trong những năm qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập tại nhiều địa phương, nhiều ngành, thu hút đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn (CĐ). Tuy nhiên, hoạt động công đoàn (CĐ) khu vực này hiện vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục.
CĐCS Công ty TNHH Woongsum Global Vina sinh hoạt chuyên đề phòng chống ma túy cho công nhân
Hiện nay toàn tỉnh có 87 CĐCS trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp, Hợp tác xã, Quỹ Tín dụng), với 27.237 đoàn viên trong tổng số 37.113 người lao động, chiếm 73,4%. Hoạt động CĐ trong các loại hình doanh nghiệp thời gian qua cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động tại đơn vị. Tuy nhiên, tại một số nơi, hoạt động CĐ còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Hầu hết các CĐCS này đều được thành lập trong thời gian gần đây nên cán bộ CĐ chưa có nhiều kinh nghiệp trong hoạt động; CĐCS chưa tích lũy nhiều nguồn lực cho hoạt động chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên; nội dung, phương thức hoạt động còn đơn điệu, chưa thu hút được đoàn viên; cán bộ CĐ và đoàn viên không có điều kiện sinh hoạt, hoạt động CĐ…
Từ thực tế đó, với chủ trương hướng mạnh về cơ sở, hướng về đoàn viên, lấy hoạt động CĐCS làm nền tảng để nâng cao chất lượng hoạt động CĐ, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS trong các doanh nghiệp.
CĐCS Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong họp với cán bộ các phân xưởng, chuyền sản xuất
Trước hết, ưu tiên tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và kỷ năng hoạt động cho cán bộ CĐCS và tăng cường sự gắn kết giữa đoàn viên với cán bộ CĐ. Cán bộ CĐCS, nhất là Chủ tịch, Phó Chủ tịch cần được trang bị kiến thức, nâng cao năng lực để tham gia có hiệu quả vào việc thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Đây là nội dung hoạt động quan trọng của tổ chức CĐ tại cơ sở, vì khi CĐ tham gia thương lượng, ký kết những bản thỏa ước lao động tập thể thật sự chất lượng, sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động. Ngược lại, nếu cán bộ CĐCS không có năng lực thương lượng thì chỉ là những bản thỏa ước sao chép, không mang lại lợi ích gì cho người lao động, cũng không xuất phát từ nhu cầu của tập thể lao động.
CĐCS phải nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện quy chế dân chủ bằng việc thường xuyên tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động để giải quyết những vấn đề mà các bên quan tâm như tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi… qua đó xây dựng lòng tin, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động ở cơ sở cần phải nghiên cứu đổi mới, phải thật sự xuất phát từ nhu cầu, đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên, người lao động theo hướng tăng quyền thụ hưởng, tính thiết thực, thực tế. Cán bộ CĐ phải làm tốt công tác định hướng thông tin, tuyên truyền, phải sâu sát để hiểu, nắm được tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, từ đó đưa ra những quyết sách và hành động phù hợp.
Có thể nói, với sự phát triển ngày càng nhiều thìCĐCS trong các doanh nghiệp là thành tố quan trọng của tổ chức CĐ. Việc xây dựng CĐCS khu vực này vững mạnh sẽ góp phần xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh trong từng ngành, địa phương và toàn tỉnh.
Bài, ảnh: TRÍ DŨNG
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456