Thực hiện Kết luận số 120 của Bộ Chính trị, các văn bản cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đồng thời gắn chặt với phát động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Các cấp công đoàn đã phổ biến trong CNVCLĐ và tham gia thực hiện tốt Nghị định số 04 ngày 09/01/2015 của Chính phủ “về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”, Nghị định số 149 ngày 07/11/2018 của Chính phủ(trước đây là Nghị định số 60) “Quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”.
Những kết quả công đoàn tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Nghị định số 04 năm 2015 của Chính phủ được các cơ quan, đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quan tâm: 100% cơ quan, đơn vị đều thành lập Ban chỉ đạo và có Ban thanh tra nhân dân; 100% cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị CBCCVC. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cùng với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng, kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị. Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thực hiện nghiêm túc và quyết liệt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc giảm phiền hà cho tổ chức và người dân, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng theo thẩm quyền quy định… Nhìn chung,các cấp ủy cơ sở đã lãnh đạo, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở đã phối hợp thực hiện tốt quy định về những việc CBCCVC phải được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và được kiểm tra giám sát. Ban Thanh tra nhân dân đã hoạt động tích cực và hiệu quả hơn.
Người lao động đặt câu hỏi tại Hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, BHTN
tại Công ty CP Dược phẩm TV-Pharm. Ảnh: Trí Dũng
Việc triển khai thực hiện tốt dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị đã góp phần làm cho CBCCVC có ý thức rèn luyện phấn đấu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đảm bảo tác phong, lề lối làm việc theo đúng chuẩn mực (trong giao tiếp ứng xử với người dân có sự tôn trọng, tận tình hướng dẫn và giải thích những thắc mắc của người dân). Việc tổ chức Hội nghị CBCCVC ở cơ quan, đơn vị cơ bản đi vào nề nếp vì có sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và sự tham gia tích cực của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (hàng năm Đảng ủy và Công đoàn cấp trên có tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện QCDC – lồng ghép vào kiểm tra, đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và công đoàn cơ sở vào cuối năm).
* Việc thực hiện QCDC tại nơi làm việc theo Nghị định số 149 năm 2018 của Chính phủ được Cấp ủy, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, NSDLĐ quan tâm xây dựng và thực hiện gắn với thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp khu vực Nhà nước có xây dựng QCDC trong đó có quy định về thời gian và nội dung tổ chức Hội nghị NLĐ, tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, từ đó tạo được sự đồng thuận, đoàn kết, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến NLĐ. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với NSDLĐ tổ chức thực hiện QCDC, đã phát huy được vai trò đại diện, phối hợp chăm lo cho NLĐ.
Qua đánh giá cho thấy, chất lượng tổ chức Hội nghị NLĐ, đối thoại định kỳ được nâng lên, đã phát huy quyền dân chủ của NLĐ khi tham gia thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập từ đó đảm bảo thực hiện tốt các chế độ phúc lợi cho NLĐ. Thông qua đối thoại, NSDLĐ và NLĐ đã chia sẻ, thấu hiểu và tạo được mối quan hệ lao động ngày càng hài hòa, ổn định hơn, doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị: sự phối hợp trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện QCDC có lúc thiếu đồng bộ; Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở một số nơi còn chung chung chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ở một số doanh nghiệp (chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước): việc tổ chức Hội nghị NLĐ chưa thật sự đảm bảo về nội dung và thời gian, việc tổ chức đối thoại định kỳ chưa thực hiện nghiêm theo quy định. Một bộ phận CBCCVC và NLĐ chưa quan tâm nhiều đến quyền và nghĩa vụ của mình trong thực hiện dân chủ do vậy khi tham gia ý kiến vào các quy định, quy chế còn tâm lý ngại va chạm; việc phát huy các quyền được quyết định, quyền được kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế.
Đề xuất một số giải pháp phát huy dân chủ ở cơ sở
Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị nêu rõ “Tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Tổ chức đảng phải làm cho đảng viên thông suốt về nhận thức và tư tưởng; đảng viên, nhất là các đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đảng bộ và trong nhân dân”. Tiếp tục quán triệt các quan điểm của Trung ương, của Tỉnh ủy về dân chủ, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của CBCCVC, NLĐ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự đồng thuận cao về thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở. Phát huy những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được trong thời gian qua,tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, NSDLĐ, vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, để phát huy dân chủ ở cơ sở hơn nữa, xin đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy về tiếp tục quán triệt thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 30 và Kết luận số 120 của Bộ Chính trị; Nghị định số 04 và Nghị định số 149 của Chính phủ; Công văn số 298 ngày 14/6/2017 của Tỉnh ủy “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”.
Hai là,Cần xác định việc xây dựng và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chính vì vậy các Cấp ủy Đảng cần chỉ đạo quyết liệt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, NSDLĐ cần phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở trong việc thực hiện QCDC gắn với cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành; nâng cao đạo đức công vụ của CBCC; tăng cường đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị với CBCCVC, giữa NSDLĐ với NLĐ.
Ba là,Kịp thời củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC; tập huấn nghiệp vụ về phương pháp thực hành dân chủ ở cơ sở, về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở nhằm kịp thời chấn chỉnh sai sót, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, gây chia rẽ, làm mất đoàn kết, phương hại đến lợi ích của nhân dân.
Bốn là,Các cấp ủy tiếp tục giới thiệu, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay và hiệu quả về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với mô hình “Dân vận khéo”.
Năm là, Tuyên truyền, giáo dục CBCCVC nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp; từng đảng viên nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị với thái độ chân thành, vì mọi người, vì tập thể.
MÂY TRẮNG
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456