Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động trong độ tuổi của Việt Nam ước tính khoảng 48,8 triệu người, chiếm 51,3% dân số[1]. Với tỷ lệ lớn như vậy, nên khi thảo luận các vấn đề trong dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012, nhất là vấn đề thời giờ làm việc cần lắng nghe ý kiến của người lao động (NLĐ), đối tượng chịu tác động chính khi văn bản này được ban hành.
Lãnh đạo Tỉnh ủy, các ban, ngành tỉnh thăm hỏi tình hình lao động, việc làm của công nhân công ty TNHH Giày da Mỹ Phong
Theo chị Bùi Thị Thùy Linh, công nhân Chi nhánh Công ty TNHH may Xuất khẩu Hùng Vỹ, thu nhập của em hàng tháng khoản 5 triệu đồng, ngoài ra không còn khoảng nào khác. Người “mẹ đơn thân” 30 tuổi này tính toán chi tiêu cho một tháng: Chi phí cho các khoản cho con ăn học tầm 2 triệu đồng, tiền nhà và điện nước sinh hoạt 800 ngàn đồng, tiền ăn 1 triệu đồng, các khoản chi thiết yếu khác khoảng 1 triệu đồng. “Thu nhập của em hàng tháng khoản 6 triệu đồng, ngoài ra không còn khoản nào khác. Với các chi phí “cứng” này, mỗi tháng em chỉ còn dư hơn 500 ngàn đồng” – Linh tâm sự. Theo Linh, đó là những chi phí cố định, không thể tiết kiệm hơn được nữa, còn nếu tháng nào có vài đám cưới hay sinh nhật bạn bè thì cầm chắc tháng đó “âm” tiền lương.
“Tiền lương đủ sống là tiền lương đủ để đảm bảo cho NLĐ và gia đình họ có cuộc sống cơ bản bền vững phù hợp với mức độ phát triển kinh tế mỗi quốc gia, vùng, địa phương. Là tiền lương nhận được đủ để trang trải các nhu cầu cơ bản đảm bảo cho cuộc sống của NLĐ và gia đình, kể cả các khoản dự phòng. Tiền lương đủ sống là tiền lương đủ để đảm bảo cho NLĐ và gia đình được tính theo thời gian làm việc tiêu chuẩn mà không tính làm thêm giờ”. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) | |
Chị Ni và anh Tha cũng là công nhân cho một công ty tại Khu Công nghiệp Long Đức, chia sẻ: Nếu không có làm thêm, lương hai vợ chồng khoản 9 triệu đồng thì không đủ sống. Hiện tại chúng em thuê nhà trọ, chi phí hàng tháng của 2 vợ chồng và 2 con thực sự là phải siêu tiết kiệm, “chắt chiu” với những nhu cầu hoàn toàn tự nhiên của con người. Tổng cộng 8 – 9 triệu đồng/tháng, xem như tháng nào hết tháng ấy. Muốn có cuộc sống thoải mái một tý không còn cách nào khác phải thường xuyên tăng ca, mà tăng ca nhiều thì không còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, vui chơi giải trí.
Hai trường hợp trên hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát của Viện Công nhân Công đoàn: 13,3% trả lời thu nhập “không đủ sống”; 24,5% phải chi tiêu tằn tiện và rất dè xẻn; 49,8% vừa đủ trang trãi, 12,3% cho biết có tích lũy. Về đời sống văn hóa tinh thần: Chỉ có 40% thường xem tivi, nghe đài, 15% có đọc sách báo, 20% chơi thể thao…[2]. Như vậy, nếu muốn đảm bảo chi tiêu và có tích lũy, không còn cách nào khác buộc họ phải thường xuyên tăng ca, mà nếu tăng ca quá nhiều thì ảnh hưởng đến sức khỏe, không còn thời gian nghỉ ngơi phục hồi, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội…
Trên diễn đàn Quốc hội đang tranh luận về dự thảo sửa đổi BLLĐ năm 2012 với nội dung tăng hay giảm thời giờ làm việc. Nhiều ý kiến cho rằng NLĐ mong muốn được làm thêm giờ thường xuyên vì như vậy họ sẽ có thêm thu nhập. Ở quan điểm ngược lại cho rằng, NLĐ không muốn làm thêm giờ nhưng họ cần làm để có thêm thu nhập cho các khoản chi phí. Đó chỉ là vấn đề góc nhìn, tuy nhiên, ở góc nhìn nào cũng cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến của NLĐ, đối tượng chịu tác động trực tiếp của BLLĐ.
TUẤN TÚ
[1] Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019 (https://www.gso.gov.vn).
[2] PGS.TS Vũ Quang Thọ, “Xây dựng lối sống văn hóa của công nhân Việt Nam – lý luận và thực tiễn”, NXB Lao động 2015.
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456