Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, có rất nhiều điểm mới: Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh; Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ; Quốc khánh được nghỉ 2 ngày; Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ; Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử; Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi; Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ; Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.
Ảnh: NLĐ đang trong dây chuyền sản xuất (Ảnh minh họa)
Trong đó, chính sách mới về BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế tác động lớn đến người lao động (NLĐ) từ năm 2021. Năm 2021 vẫn áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tuy nhiên có một số điều, khoản của Luật này sẽ được thay đổi trong năm tới và ngày 18/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau: Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035. Đặc biệt, có các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định: Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Thay đổi trong quy định tỷ lệ hưởng lương hưu
Đối với nam: (1) Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện hành nghỉ hưu năm 2020, đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%). (2) Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022 đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%. Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%; Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.
Đối với nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%; sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.
Thay đổi về mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh
Từ ngày 01/01/2021, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).\
Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.
MÂY TRẮNG
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456