Đây là chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2020 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31/5/2020 nhằm thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) về công tác ATVSLĐ trong lao động và sản xuất bằng những hành động cụ thể để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp góp phần thực hiện tốt Luật ATVSLĐ năm 2015, Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Để đảm bảo thực hiện tốt chủ đề năm nay, các cấp công đoàn cần thực hiện những nội dung hoạt động sau:
Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật và kiến thức về ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống trang thông tin điện tử, facebook của công đoàn các cấp. Treo băng rol, khẩu hiệu cổ động tuyên truyền Tháng hành động về ATVSLĐ với các nội dung như: Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020; Tích cực hưởng ứng phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; Cải thiện điều kiện làm việc vì an toàn, sức khỏe của người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; Tăng cường rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ tại nơi làm việc; Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động; Chung tay xây dựng văn hoá an toàn tại nơi làm việc; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nếu chúng ta làm tốt công tác phòng ngừa; Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật An toàn, vệ sinh lao động; Bảo vệ sức khỏe người lao động – Bảo vệ nguồn nhân lực của đất nước; Môi trường làm việc an toàn – Tốt cho bạn, cho doanh nghiệp
Phối hợp với chính quyền, chuyên môn, NSDLĐ tổ chức phát động phong trào thi đua về ATVSLĐ: phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; phong trào lao động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ… Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào đảm bảo đúng người, đúng thành tích qua đó thúc đẩy sự tham gia của NSDLĐ và NLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ.
Đẩy mạnh việc phát triển về số lượng đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất; phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức về ATVSLĐ và kỹ năng, phương pháp hoạt động cho mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. Tham gia với chính quyền, chuyên môn tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.
Ban Chấp hànhcông đoàn cơ sở tăng cường tự kiểm tra công tác ATVSLĐ; Công đoàn cấp trên tham gia với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về TNLĐ, BNN như sử dụng nồi hơi, thiết bị nâng, hàn cắt kim loại, làm việc trong không gian hạn chế, xây dựng, điện…; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, công tác huấn luyện về ATVSLĐ.
Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tùy tình hình, diễn biến của dịch bệnh Covid-19, các cấp công đoàn có hình thức tổ chức hoạt động phù hợp theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh.
Luật ATVSLĐ năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, Luật đã quy định rõ về quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cụ thể tại Điều 9: (1)Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động; (2) Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật; (3) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động; (4) Vận động người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; (5) Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền; (6) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (7) Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; (8) Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngoài ra, Ban Chấp hànhcông đoàn cơ sởcòn quản lý và hướng dẫn An toàn, vệ sinh viên hoạt động do vậy cần nắm rõ các nghĩa vụ của An toàn, vệ sinh viên để hướng dẫn mạng lưới An toàn, vệ sinh viên hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, các nghĩa vụ đó là: (a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động; (b) Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; (c) Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ; (d) Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; (đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục./.
MÂY TRẮNG
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456