Trong thời gian qua, việc phối hợp thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của công đoàn cơ sở (CĐCS) với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có những chuyển biến rõ rệt góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về ATVSLĐ.
Tuy nhiên tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn diễn biến phức tạp. Theo thống kê, năm 2019 ghi nhận xảy ra 5 vụ, làm chết 8 người, đó đều là những vụ TNLĐ nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân của TNLĐ như: Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa quan tâm đến công tác ATVSLĐ; một bộ phận người lao động thiếu kiến thức về an toàn, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ tại nơi làm việc. Trong đó không thể không nói đến nguyên nhân từ cán bộ CĐCS thiếu kiến thức pháp luật và chuyên môn về công tác ATVSLĐ nên công tác chỉ đạo mạng lưới An toàn, vệ sinh viên, công tác điều tra, xử lý trách nhiệm nhiều vụ TNLĐ chưa đạt yêu cầu… Về trách nhiệm, quyền hạn của CĐCS trong công tác ATVSLĐ, Điều 10 Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định cụ thể:
Đ/c Lê Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đến thăm và tặng quà cho gia đình công nhân bị TNLĐ tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải
Một là, tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động.
Hai là, đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về ATVSLĐ trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
Ba là, đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về ATVSLĐ.
Bốn là, tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác ATVSLĐ; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về ATVSLĐ; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra TNLĐ và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
Năm là, kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, TNLĐ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ.
Sáu là, tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn và người lao động.
Bảy là, yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
Tám là, tham gia Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, TNLĐ theo quy định.
Chín là, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập CĐCS thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm trên khi được người lao động ở đó yêu cầu.
Bài, ảnh: MINH THIỆN
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456