Hỏi: Được biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 01/01/2020. Nghị định có quy định “khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương củaNLĐ”. Xin hỏi đó là các chế độ gì?
Công nhân Thu Hiền
Trả lời:
Hệ thống chế độ tiền lương gồm:
Chế độ lương ngạch, bậc, chức vụ (hoặc lương cơ bản, lương chính, dựa trên mức lương tối thiểu vùng) gồm: thang lương, bảng lương, mức lương, phụ thuộc vào các yếu tố thường xuyên do yêu cầu của công việc, chức vụ quyết định (mức độ phức tạp của công việc, chức vụ; hao phí lao động; điều kiện lao động; trách nhiệm của công việc, chức vụ; chính sách ưu đãi, khuyến khích theo ngành, nghề,…);
Chế độ nâng bậc, ngạch lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, hoặc tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ; Chế độ tiền lương làm thêm giờ; Chế độ tiền lương làm việc ban đêm; Chế độ tiền lương ngừng việc; Chế độ tiền lương ngày nghỉ hằng năm (nghỉ phép), nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ được hưởng lương (nghỉ việc riêng: cưới, tang lễ cha, mẹ, vợ, con),…; Chế độ tiền lương được cử đi học tập, bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; Chế độ tiền thưởng từ quỹ tiền lương (áp dụng cho hình thức trả lương thời gian có thưởng, đơn giá sản phẩm có thưởng, thưởng chuyên cần, an toàn,…); Chế độ tạm ứng tiền lương; Chế độ bồi dưỡng độc hại; Ngoài các chế độ tiền lương, Nhà nước còn khuyến khích doanh nghiệp tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, có thể cho NLĐ được hưởng một số chế độ khác như: bữa ăn giữa ca; bữa ăn ca đêm; chế độ ăn dinh dưỡng; tiền hỗ trợ đi lại; hỗ trợ tiền nhà ở, tiền gởi trẻ, tiền thưởng từ lợi nhuận,…
Khi Chính phủ quyết định tăng lương tối thiểu vùng, để đảm bảo DN không tìm cách ứng phó như cắt giảm các khoản trợ cấp khác của NLĐhay các biện pháp ảnh hưởng tới quyền lợi vốn có của NLĐ nên trong các nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng trước đây kể cả Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho 2020 đều có quy định: “Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐlàm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động”.
Bạn xem công ty mình đang áp dụng những chế độ gì, khi điều chỉnh tăng lương tối thiểu, có giảm những chế độ đó không? Lấy một ví dụ thực tế để bạn nắm thêm:
Anh A, nhân viên công ty may ở một địa phương thuộc vùng 3. Tiền lương tối thiểu vùng 3 năm 2017 là 2.900.000 đồng, năm 2018 là 3.090.000 đồng. Tiền lương của anh (không bao gồm tiền làm thêm giờ) trong năm được tính như sau:
Năm 2017: Lương cơ bản = lương tối thiểu (2.900.000 đồng) + 5% phụ cấp độc hại + 7% phụ cấp đào tạo + 800.000 đồng (phụ cấp công việc gồm chuyên cần, đi lại, thâm niên và tiền ăn)+ 500.000 đồng (phụ cấp trách nhiệm)+ 400.000 đồng (tiền doanh thu) = 5.000.000 đồng (chưa trừ BHXH)
Năm 2018: Lương cơ bản = lương tối thiểu (3.090.000 đồng) + 5% phụ cấp độc hại + 7% phụ cấp đào tạo + 800.000 đồng (phụ cấp công việc gồm chuyên cần, đi lại, thâm niên và tiền ăn) + 500.000 đồng (phụ cấp trách nhiệm) + 450.000 đồng (tiền doanh thu)= 5.220.000 đồng (chưa trừ BHXH)
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2018, tiền phụ cấp trách nhiệm của anh từ 500.000 đồng giảm xuống còn 300.000 đồng. Nghĩa là anh A chỉ được nhận 5.020.000 đồng (xấp xỉ lương 2017).
BBT
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456