Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tại nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Ngày 20/11/2014 Luật BHXH được Quốc hội (Khóa 13) thông qua có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đã bổ sung phù hợp với thực tế theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Trong thời gian, qua tình hình thực hiện pháp luật về BHXH có những chuyển biến rõ rệt: Về phát triển đối tượng tham gia BHXH: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; Người trên 60 tuổi đối với nam, trên 55 tuổi dối với nữ; Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện.
LĐLĐ tỉnh và BHXH tỉnh tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại Công ty TNHH Darlinh Việt Nam
Cụ thể số người tham gia BHXH bắt buộc là 15,38 triệu người, BHXH tự nguyện là 1,28 triệu người, bảo hiểm thất nghiệp là 13,62 triệu người, bảo hiểm y tế là 85,85 triệu người. Về giải quyết và chi trả các chế độ BHXH: Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả cho khoảng gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu, với số tiền hưởng gần 14.475 tỉ đồng/tháng. Diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia BHXH trên thực tế còn thấp: Chính sách BHXH bắt buộc chưa điều chỉnh đối với một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng tham gia (chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…); trong khi đó chính sách BHXH tự nguyện chỉ giới hạn 2 chế độ: hưu trí và tử tuất. Số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người cao tuổi trên 5 triệu người (trong đó: số người hưởng lương hưu là 2,7 triệu người; số người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng là 0,64 triệu người; số người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi) hơn 1,7 triệu người. Quy định về thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu quá dài: Năm 2021 là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, sau đó cứ mỗi năm tăng 3 tháng đến năm 2028 đủ 62 tuổi đối với nam và 4 tháng đến năm 2035 đủ 60 tuổi đối với nữ. Tính tuân thủ pháp luật về BHXH còn thấp; việc tổ chức thu chưa kịp thời dẫn đến tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn diễn ra phổ biến: khoảng 241 nghìn đơn vị, doanh nghiệp chưa tham gia đầy đủ BHXH cho NLĐ. Số tiền chậm đóng, nợ đóng BHXH còn khá cao, tình trạng NLĐ nhận BHXH một lần có xu hướng gia tăng: So sánh số liệu từ năm 2012 tăng dần đến năm 2020, cụ thể: Năm 2012 là 601.020 người; năm 2020 là 860.089 người. Trong khi đó, Tiền lương tháng đóng BHXH còn thấp, chưa đúng, đủ theo quy định của pháp luật.
Công đoàn Việt Nam với tư cách là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, trong những năm qua đã luôn chủ động trong việc tham gia, góp ý kiến xây dựng và triển khai thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm; huy động và phối hợp nhiều nguồn lực khác nhau để cùng thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật BHXH, BHYT, BHTN để đoàn viên, NLĐ tham gia BHXH, BHYT, BHTN được hưởng đúng, đủ, kịp thời chế độ, quyền lợi của mình. Tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chính vì vậy, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực BHXH là rất quan trọng: Quyền của tổ chức công đoàn: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ tham gia BHXH; Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan BHXH cung cấp thông tin về BHXH của NLĐ; Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể NLĐ; Trách nhiệm của tổ chức công đoàn: Tuyên truyền, phổ biến; tư vấn chính sách, pháp luật về BHXH cho NLĐ; Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về BHXH; kịp thời kiến nghị và kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, chậm đóng, gian lận và trục lợi tiền BHXH; Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH.
Số liệu bài viết tính đến tháng 4/2022, nguồn BHXH Việt Nam
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456