Công đoàn Việt Nam, một bên của cơ chế hai bên và ba bên trong quan hệ lao động đang ở vào thời điểm có tính bước ngoặt. Bối cảnh đó đặt ra cho lĩnh vực quan hệ lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam nhiều vấn đề lớn cần giải quyết. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ, NSDLĐ, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đặc trưng của quan hệ lao động ở nước ta hiện nay: Các yếu tố tạo lập QHLĐ chưa đồng bộ và mang tính tự phát; QHLĐ ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động; QHLĐ đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện, ngày càng phong phú và phức tạp; QHLĐ nước ta vừa mang đặc điểm chung của QHLĐ (vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội; vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn; vừa bình đẳng, vừa bất bình đẳng), vừa mang những đặc điểm riêng phù hợp với thể chế và điều kiện KT-XH; Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất của NLĐ, đến thời điểm hiện nay; trong khi chưa có khuôn khổ pháp luật đầy đủ về tổ chức đại diện của NLĐ.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 05 vấn đề lớn đặt ra trong quan hệ lao động đó là: Thứ nhất, nhận thức của các chủ thể trong QHLĐ còn nhiều hạn chế; Thứ hai, do áp lực về việc làm, hạn chế về nhận thức và năng lực tự bảo vệ của phần lớn NLĐ nên trong QHLĐ, NLĐ luôn ở vị thế yếu thế, bất bình đẳng; Thứ ba, công đoàn cơ sở tổ chức đại diện cho NLĐ tại không ít DN hoạt động chưa hiệu quả, tiếng nói thiếu mạnh mẽ; Thứ tư, quy định của pháp luật trong lĩnh vực QHLĐ chưa hoàn thiện, trong khi tình trạng vi phạm pháp luật của NSDLĐ xảy ra nhiều; Thứ năm, tranh chấp lao động tập thể và đình công diễn biến có xu hướng phức tạp hơn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã đặt ra những thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam đó là: Thứ nhất, việc chuyển tư duy từ công đoàn trong nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; địa bàn hoạt động CĐ từ các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu sang khu vực kinh tế tư nhân là chủ yếu; chất lượng và số lượng cán bộ công đoàn nhiều bất cập; Thứ hai, tổ chức của NLĐ tại DN được phép ra đời và các nhân tố tác động đến Công đoàn Việt Nam (diễn biến hòa bình, tình hình thế giới, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới); Thứ ba, trình độ, kỹ năng của đoàn viên, NLĐ còn hạn chế; sự phong phú, tính biến động của thị trường lao động; tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thứ tư, việc ban hành và triển khai nhiều chủ trương, nghị quyết, quy định mới của Đảng, Nhà nước; Thứ năm, nhu cầu, đòi hỏi của đoàn viên, NLĐ ngày càng cao; vai trò của DN trong xã hội ngày càng lớn.
Từ những thách thức đó, đồi hỏi tổ chức công đoàn cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đó là: Mọi hoạt động của công đoàn phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của NLĐ và hướng tới mục tiêu đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ; Thường xuyên quan tâm, chăm lo lợi ích và giải quyết các vấn đề bức xúc của NLĐ; Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng đổi mới, thiết thực, hiệu quả; Tìm tòi, triển khai các phương thức hoạt động công đoàn đảm bảo khoa học, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng. Phát huy vai trò và tiếng nói của chủ tịch CĐCS tại doanh nghiệp; Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới phương pháp, tác phong công tác của cán bộ công đoàn.
Bài, ảnh: MINH THIỆN
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456