Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 (có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2021): có nhiều quy định mới về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành; Nghỉ đi khám thai; Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ; Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi; đặt biệt là quy định rõ việc lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ: khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc với thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ: khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động. Điều 76 quy định “Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa”.
Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động của Việt Nam
Tại Khoản 4, Điều 87 của Nghị định 145/2020 yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Ngày 09/11/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5175/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”. Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết việc xác định vị trí để lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ; số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ tương ứng theo số lượng lao động nữ; tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ; việc quản lý vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ; Sắp xếp lịch sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ và lao động thay thế khi lao động nữ nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ…
Việc quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ cụ thể như sau:
Thời gian hoạt động: Theo thời gian các ca trực của nhân viên; Tủ trữ sữa hoạt động 24/7 nhằm đảm bảo nhiệt độ tủ trữ được ổn định
Đối với người phụ trách vệ sinh hằng ngày: Hằng ngày, thực hiện vệ sinh, ghi nhận tình trạng hoạt động và thời hạn bảo hành của trang thiết bị; Một tuần trước khi đến hạn kiểm tra định kỳ trang thiết bị mỗi 6 tháng, báo cán bộ quản lý; Khi có sự cố, báo cáo cán bộ quản lý ngay và ghi nhận lại
Đối với cán bộ quản lý: Kiểm tra đột xuất, ít nhất một tuần một lần nhằm kiểm soát tình hình vệ sinh, trang thiết bị của phòng vắt, trữ sữa mẹ và số lượng nhân viên nữ, thời hạn đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ; Tuyệt đối không thực hiện việc kiểm tra khi không có nhân viên nữ đang vắt sữa, nhằm tôn trọng sự riêng tư; Xử lý ngay sự cố phát sinh
Đối với nhân viên nữ sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ: Tất cả nhân viên nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ có nhu cầu vắt, trữ sữa cho còn đều được quyền đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ; Cần đăng ký theo biểu mẫu đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ, để tránh ùn tắc; Có thể sử dụng máy vắt cá nhân hoặc được thiết bị trang bị tại phòng vắt, trữ sữa mẹ; Phải có trách nhiệm giữ vệ sinh chung, tự vệ sinh và tiệt trùng tất cả vật dụng liên quan cá nhân trước và ngay sau khi vắt; Phải có trách nhiệm giữ môi trường yên lặng trong thời gian dùng phòng, tránh ảnh hưởng đồng nghiệp khác đang vắt sữa; Sữa vắt ra cần được ghi họ tên, thời gian vắt và lượng trên hũ đựng hoặc túi trữ sữa chuyên dụng trước khi bảo quản vào tủ trữ sữa chung; Sữa vắt ra, được bảo quản trong tủ trữ sữa chung nên đem về khi hoàn tất ca trực; Mọi sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng phòng có thể ghi nhận trên bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày hoặc báo cán bộ quản lý nếu cần xử lý ngay.
Mời xem chi tiết Quyết định số 5175/QĐ-BYT ngày 09/11/2021 của Bộ Y tế tại thuvienphapluat.vn./.
TVPL
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456