Các nhà nguyên cứu đã ước tính rằng cứ 5 người bị nhiễm Covid-19 thì có 1 người mắc các triệu chứng Covid-19 kéo dài đến tuần thứ 5; cứ 10 người bị nhiễm Covid-19 thì có 1 người mắc các triệu chứng Covid-19 kéo dài đến tuần thứ 12 hoặc lâu hơn. Do những tác động thay đổi của hội chứng Covid-19 kéo dài, một số công nhân cần có thời gian để phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cho người lao động khi quay trở lại làm việc sau nhiễm và mắc hội chứng Covid-19 kéo dài.
Đ/C Lê Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh đến thăm, tặng quà cho đoàn viên thuộc Công đoàn Khu Kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Trong thời gian bị nhiễm Covid-19: Khi xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 cần thông báo ngay với người sử dụng lao động, xét nghiệm Covid-19 và nghỉ việc ở nhà theo dõi tự cách ly; đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi khỏe mạnh trở lại vì các triệu chứng mới có thể xuất hiện sau khi bị nhiễm Covid-19, đồng thời tuân thủ các yêu cầu xét nghiệm Covid-19 trước khi quay trở lại làm việc; Nếu NLĐ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài, phải nghỉ việc trong thời gian dài, NLĐ cần thông báo với NSDLĐ thời gian nghỉ việc do nhiễm Covid-19 và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Một số người sẽ có một trong các triệu chứng: mệt mỏi tiếp diễn trong vài tuần, nhịp tim nhanh, khó thở, đau, cảm thấy lo lắng và chán nản, cần rất nhiều thời gian để phục hồi, cần liên hệ ngay với bác sĩ. Hội chứng Covid-19 kéo dài có thể gây ra các hiện tượng khác thường: tái nhiễm bệnh và phát triển ở giai đoạn mới, đôi khi có triệu chứng lạ. Hội chứng Covid-19 kéo dài có thể diễn ra trong vài tháng, các triệu chứng nhẹ ban đầu có thể trở nặng do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu cần, NLĐ có thể yêu cầu được hỗ trợ để tiếp cận với các xét nghiệm chăm sóc sức khỏe, để rút ngắn thời gian quay trở lại làm việc; khi NLĐ trong công ty mắc Covid-19, NSDLĐ nên giữ liên lạc trong thời gian họ bị ốm, gọi điện hỏi thăm sức khỏe hay mong muốn được hỗ trợ của NLĐ. NLĐ nghỉ ốm lâu thường quên mất thói quen làm việc hàng ngày và mất liên lạc với đồng nghiệp, NSDLĐ nên khuyến khích các đồng nghiệp giữ liên lạc với người bị ốm. Một số doanh nghiệp có thể hỗ trợ NLĐ bằng cách trả viện phí cho những người bị ốm đang gặp khó khăn về tài chính.
Khi quay trở lại làm việc: Nếu cần, NLĐ có thể đến tham vấn tại các trung tâm tư vấn sức khỏe nghề nghiệp hoặc bác sĩ trước khi quay trở lại làm việc. Một số công việc có yêu cầu đặc biệt về sức khỏe và an toàn, NLĐ cần có giấy khám sức khỏe.
Thảo luận quay trở lại làm việc: NSDLĐ cần thảo luận với NLĐ quay trở lại làm việc, xem xét công việc và đảm bảo rằng NLĐ không bị quá tải; cân nhắc việc tham vấn trung tâm sức khỏe nghề nghiệp, bác sĩ, bộ phận nhân sự, người giám sát hoặc đại diện công đoàn. NSDLĐ và NLĐ có thể liệt kê các yêu cầu của công việc theo các tiêu chí nhận thức, thể chất, cảm xúc và đưa ra tỷ lệ (phần trăm) cụ thể mỗi ngày tùy theo từng yêu cầu (đặc biệt cho trường hợp nghỉ ốm) và xác định NLĐ có nhận thấy các yêu cầu sẽ là một vấn đề khi quay trở lại làm việc.
Kiểm tra y tế trước khi quay trở lại làm việc: Điều này sẽ phụ thuộc vào vai trò của người lao động trong công việc. Nếu công việc của người lao động liên quan đến việc nâng các vật nặng hoặc gắng sức thì họ phải kiểm tra tim và phổi trước khi quay trở lại làm việc. Các bài kiểm tra khác như kiểm tra thị lực hay đánh giá nhận thức, có thể được yêu cầu khi NLĐ làm việc ở vị trí đặc biệt cần an toàn. Nếu NLĐ có tiền sử bệnh nền và trở nên trầm trọng hơn sau khi nhiễm Covid-19, tất cả những hạn chế trong công việc cần được xem xét lại.
Điều chỉnh công việc phù hợp: Có rất nhiều lựa chọn trong việc điều chỉnh công việc, nên được thảo luận giữa NLĐ và NSDLĐ. Dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết và tình trạng sức khỏe bản thân, NLĐ nên đưa ra các gợi ý cho NSDLĐ. Thực hiện lời khuyên từ bác sĩ về bất cứ điều gì NLĐ nên và không nên làm, điều quan trọng là NLĐ không nên quay trở lại làm việc quá sớm và không làm việc quá sức. Thảo luận với NSDLĐ về những điều chỉnh phù hợp có thể được thực hiện đối với công việc của NLĐ. NLĐ cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bất kỳ dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn và hỗ trợ tâm lý do NSDLĐ hoặc tổ chức công đoàn cung cấp. Thống nhất với người quản lý về kế hoạch trở lại làm việc mà cả hai bên đều cảm thấy thoải mái. Kế hoạch đó cần phải khả thi và nên đặt ra ai cần làm những gì và khi nào. Nó cũng cần phải linh hoạt vì, mặc dù NLĐ đã cố gắng, nhưng họ sẽ không biết hết được những việc tốt nhất cho cả NLĐ và NSDLĐ. Những điều chỉnh công việc phải phù hợp với từng cá nhân và tùy thuộc vào sức khỏe của NLĐ, chúng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thực hiện công việc và vai trò công việc của NLĐ như: thay đổi thời gian làm việc (bắt đầu, kết thúc và nghỉ giải lao), thay đổi số giờ làm việc (ngày ngắn hơn, ngày nghỉ xen kẽ giữa các ngày làm việc), thay đổi khối lượng công việc, thay đổi mô hình làm việc…
(Nguồn sưu tầm từ tạp chí hoạt động khoa học công nghệ an toàn – sức khỏe và môi trường lao động).
Bài, ảnh: MINH THIỆN
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456