Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến năm 2020, cả nước có 56% đoàn viên là nữ, hầu hết nữ CNVCLĐ đã phát huy được truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong lao động, công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc ở các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. Thời gian qua, Ban Chấp hành Công đoàn các cấp đã cùng với các ngành, các cấp chăm lo tốt cho nữ, thực hiện tốt quyền và lợi ích của nữ CNVCLĐ. Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những quyền của lao động nữ đã được luật định.
Bộ luật Lao độngnăm 2019 dành chương X để quy định thêm những quyền mà chỉ lao động nữ mới có.
Thứ nhất là không bị xử lý kỷ luật lao động: Điều 122 quy định người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Thứ hai là được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Khoản 1 Điều 138 quy định lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi).
Thứ ba là không phải làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa: Theo Điều 137 thì lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Thứ tư là được nghỉ trước khi sinh tối đa 2 tháng: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 139, lao động nữ mang thai được nghỉ trước sinh tối đa không quá 2 tháng. Thời gian này sẽ được trừ vào thời gian nghỉ thai sản.
Thứ năm là được chuyển công việc nhẹ hơn hoặc giảm 1 giờ làm việc hàng ngày: người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm 1 giờ làm việc. Lao động nữ trong trường hợp này sẽ được làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (căn cứ Khoản 2 Điều 137).
Thứ sáu là không bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ: người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Ảnh: Lao động nữ trong dây chuyền sản xuất
* Nhiều quy định mới về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ như:
– Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.
– Nghỉ đi khám thai: khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ: Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động. Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định trên thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
– Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi: Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định trên thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
– Lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ: khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
– Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ: khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
* Lao động nữ cần nắm rõ các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con: Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định rõ: có 55 nhóm nghề, công việc được áp dụng chung cho tất cả lao động nữ và thêm 38 nhóm nghề, công việc được áp dụng đối với lao động nữ trong thời gian có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Phổ biến, tuyên truyền cho CNVCLĐ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về những quy định riêng đối với lao động nữ là một trong những nhiệm vụ của công tác nữ công, trong đó, trọng tâm của năm 2021 là đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền quy định của Bộ luật Lao động 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ và các văn bản của các bộ ngành liên quan./.
PHƯƠNG THẢO
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456