Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được phát động với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID – 19”. Theo đó, 05 nhiệm vụ trọng tâm và một số giải pháp cụ thể được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh định hướng, chỉ đạo thực hiện.
Tháng hành động ATVSLĐ hướng đến an toàn cho người lao động. Ảnh: Trí Dũng
Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động, người sử dụng lao động thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ; đẩy mạnh thực hiện kiểm soát các nguy cơ, rủi ro và biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe người NLĐ, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN). Thúc đẩy công tác phối hợp giữa công đoàn các cấp với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và NSDLĐ trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể để phòng ngừa TNLĐ, BNN; cải thiện điều kiện lao động, phát động thi đua, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, góp phần xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Ngày 22/3/2022, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh ban hành Kế hoạch 137/KH-LĐLĐ về tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2022 và Công văn số 859/LĐLĐ hướng dẫn tổ chức các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022. Theo đó, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo, hướng dẩn triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 với 05 nhiệm vụ trọng tâm và một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là, tập trung thông tin, tuyên truyền, tập huấn, giáo dục về ATVSLĐ gắn với chủ đề của Tháng hành động ATVSLĐ cho người lao động.
Đổi mới, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền cả trực tiếp và trực tuyến về các chế độ, chính sách và những quy định về ATVSLĐ; các nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro gây TNLĐ, BNN; tuyên truyền trực tiếp hoặc thông qua Trang thông tin điện tử, facebook Công đoàn tỉnh Trà Vinh đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, truyền thanh nội bộ… để thông tin, tuyên truyền đến người lao động. Trách nhiệm Ban Chấp hành CĐCS trong doanh nghiệp là tăng cường phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, tham gia với NSDLĐ tổ chức cho người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro và đề xuất các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; tăng cường việc phổ biến kinh nghiệm, tập huấn phương pháp và kỹ năng phòng ngừa tai TNLĐ, BNN cho cán bộ công đoàn, người lao động, đồng thời đề xuất với Lãnh đạo đơn vị, người sử dụng lao động treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ tại cổng ra vào của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hai là, Đẩy mạnh các phong trào thi đua và nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, nhất là hai phong trào: Phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”.
Phát động CNVCLĐ thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, có các giải pháp hữu ích để cải thiện điều kiện, môi trường lao động, ngăn ngừa TNLĐ, BNN, đồng thời thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Thông qua đó giáo dục, vận động CNVCLĐ rèn luyện tác phong công nghiệp, nắm vững và thực hiện nghiêm nội quy cơ quan, đơn vị, nội quy lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ; tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”: tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nâng cao nhận thức và thấy được sự cần thiết phải tự giác thực hiện vì một môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”. Trách nhiệm cần tăng cường đối với Ban Chấp hành CĐCS là phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể để cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động; trồng và chăm sóc tốt vườn hoa, cây cảnh trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời vận động đoàn viên, CNVCLĐ giữ gìn ATVSLĐ, làm cho nơi làm việc, nhà xưởng “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”; song song đó, quan tâm củng cố, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên bằng các biện pháp như: Tư vấn, hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động; kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kỹ năng phương pháp hoạt động cho mạng lưới ATVSV.
Ba là, chăm sóc sức khỏe công nhân, viên chức, lao động.
Với nhiệm vụ này, Ban Chấp hành CĐCS chú trọng hơn nữa việc đề xuất với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức cho CNVCLĐ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Luật ATVSLĐ, nhằm đảm bảo thực hiện tốt quy định “Hàng năm phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản; người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp”.
Bốn là, công tác giám sát, phối hợp kiểm tra, thanh tra, tư vấn về ATVSLĐ; thăm hỏi, tặng quà các trường hợp bị TNLĐ, BNN.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo ATVSLĐ. Ban Chấp hành các cấp cần phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp thuộc địa phương và ngành mình quản lý, trong đó tập trung chuyên sâu về công tác ATVSLĐ; tăng cường phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội theo quy định; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các trường hợp bị TNLĐ, BNN có hoàn cảnh thật sự khó khăn.
Năm là, triển khai thực hiện công trình, phần việc về ATVSLĐ:
Các công trình, phần việc tập trung vào các sáng kiến cải tiến kỹ thuật về ATVSLĐ; tổ chức cho người lao động tự nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro trước khi vào làm việc; phát động đoàn viên, CNVCLĐ tổng vệ sinh cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; trồng hoa, cây cảnh trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… Các công trình, phần việc này tập trung thực hiện từ ngày 15/4 đến 30/4/2022.
Nhằm thu hút sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và người lao động, Tháng hành động về ATVSLĐ sẽ được tổ chức có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và tình hình dịch bệnh COVID-19.
MINH THIỆN
1214050295713110
0918544418
0918544418
congdoantravinh
02943862456