Xu hướng phát triển của An toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
- Lượt xem: 490
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, sự phát triển và cạnh tranh gay gắt về kinh tế, kéo theo những sự thay đổi nhanh chóng về quy trình và tổ chức lao động, điều kiện làm việc. Nhiều thách thức lớn đặt ra trước mắt chúng ta như vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiểm môi trường, sự gia tăng các nguy cơ, các mối nguy hại trong sản xuất, từ đó làm gia tăng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN). Trước thực tế đó đòi hỏi công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng phải có những sự thích ứng mới, đối phó kịp thời những nguy cơ, rủi ro mới. Nhiều vấn đề đang đặt ra cần được quan tâm, nghiên cứu, xử lý để đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ.
Trong những năm gần đây, công tác ATVSLĐ luôn được các ngành các cấp quan tâm và đã triển khai nhiều hoạt động như: Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ; tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi; tổ chức lớp tập huấn, huấn luyện, tuyên truyền về ATVSLĐ; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho CNVCLĐ bị tai nạn lao động có hoàn cảnh khó khăn,... đã giúp cho người lao động và người sử dụng lao động thấy rõ tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ từ đó nâng cao được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo ATVSLĐ. Hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra đối với công tác ATVSLĐ và ngày càng chứng tỏ rằng các vấn đề đó là những hướng rất cơ bản cho sự phát của công tác ATVSLĐ.
Ảnh: Đ/c Nguyễn Quốc Vạn đến thăm, tặng quà cho CNVCLĐ thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Trà Vinh bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo
Thứ nhất là vấn đề văn hóa an toàn trong sản xuất. Từ năm 1991 đã có khái niệm về “Văn hóa an toàn”, sau đó vấn đề đó đã được đề cập ngày càng nhiều trong lao động động sản xuất, đó là nhấn mạnh tới ý nghĩa nhân đạo, thái độ, niềm tin, quan niệm và cách ứng xử của doanh nghiệp đối với việc đảm bảo ATVSLĐ. Văn hóa an toàn và ATVSLĐ có mối quan hệ gắn bó với nhau, từ đó đã nâng sự nghiệp ATVSLĐ lên tầm cao mới, đó là ATVSLĐ có văn hóa, có ý nghĩa xã hội và nhân đạo cao cả. “ATVSLĐ là một sự nghiệp không chỉ nhằm mục đích bảo đảm cho NLĐ không bị TNLĐ, BNN mà còn cần đảm bảo cho họ điều kiện làm việc an toàn, tiện nghi, tạo cho họ càng thêm yêu mến đối với công việc, có cuộc sống hạnh phúc, được hưởng thành quả mà họ làm ra, góp phần nâng cao văn hóa sản xuất”
Thứ hai là coi biện pháp phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu trong ATVSLĐ. Từ tháng 6 năm 2008, vấn đề phòng ngừa TNLĐ, BNN được đề cập ngày càng rộng rãi, sâu sắc hơn, đây là sự tích hợp giữa khái niệm văn hóa an toàn với nguyên tắc lấy biện pháp phòng ngừa làm ưu tiên hàng đầu đã dẫn đến việc ra đời “Văn hóa phòng ngừa”, “Xây dựng nền văn hóa phòng ngừa ATVSLĐ cho tương lai khỏe mạnh”.
Thứ ba là an toàn và sức khỏe trong lao động là trách nhiệm của toàn xã hội. Vấn đề này có ý nghĩa và tầm quan trọng sâu sắc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đồng thời phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề xã hội hóa ATVSLĐ.
Thứ tư là ATVSLĐ với bảo vệ môi trường. Mối quan hệ khắng khít giữa ATVSLĐ với bảo vệ môi trường cũng như quan hệ giữa ATVSLĐ với việc ứng phó biến đổi khí hậu là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu sâu, có chương trình, biện pháp hành động cụ thể trong thời gian tới, trong đó có vấn đề phát triển “Kinh tế xanh, việc làm xanh” với ý nghĩa gắn bó sự phát triển kinh tế và việc làm với việc bảo vệ môi trường, với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững đất nước.
Từ lâu nay, rất nhiều người còn suy nghĩ rằng TNLĐ là tình cờ, xảy ra ngẫu nhiên, là một điều khó tránh khỏi trong lao động, rằng TNLĐ là điều không may xảy ra và con người phải biết thích nghi, thậm chí phải chịu đựng, thì giờ đây chúng ta cần phải có suy nghĩ thay đổi, cách nhìn khác đối với TNLĐ đó là: TNLĐ không phải do số phận hay sự may rủi, xảy ra ngẫu nhiên, mà tai nạn có thể phòng ngừa được nếu chung ta hiểu biết và cẩn thận hơn trong quá trình làm việc; chúng ta đều có thể phân tích được nguyên nhân của tai nạn, có thể tìm hiểu được các tình huống suýt xảy ra tai nạn và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra biện pháp để phòng tránh tai nạn đó. Điều nay cho thấy quan trọng là phải nâng cao ý thức, thay đổi cách nghĩ để ngăn ngừa tai nạn xảy ra trong lao động sản xuất góp phần đưa công tác ATVSLĐ hòa nhập, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay.
Bài, ảnh: Minh Thiện
Mới nhất
- Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội từ ngày 01/4/2021 đến 01/01/2023 là 4,8%/năm - 09/04/2021 21:04
- Những thay đổi về quy định nhà ở xã hội mà CNVCLĐ cần nắm - 05/04/2021 03:03
- Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021: Tập trung nâng cao nhận thức của người lao động trong công tác ATVSLĐ - 02/04/2021 18:49
Cũ hơn
- Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2021 - 27/02/2021 20:37
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc - 20/02/2021 20:53
- Đong đầy hạnh phúc, ấm áp nghĩa tình - 30/01/2021 04:18
- Trà Vinh: Thưởng Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 cao nhất 47,6 triệu đồng - 12/01/2021 01:50
- BHXH tự nguyện- kết quả và những nỗ lực vượt bậc - 09/01/2021 21:37
Tin nổi bật
-
Chương trình “Lắng nghe - Thấu hiểu - Chia sẻ”: Lan tỏa sự yêu thương
-
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Trà Vinh: Sơ kết hoạt động Công đoàn quý I năm 2021, trao tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Hãy đổi mới, sáng tạo nhằm nâng chất các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động
-
Công đoàn cơ sở tập đoàn Mỹ Lan: Tổ chức lớp tập huấn về công tác An toàn vệ sinh lao động
-
Công đoàn ngành Y tế tỉnh Trà Vinh: Triển khai Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” trong toàn ngành
-
Tháng 4/2021: vận động đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ đóng góp nguồn lực thực hiện các hoạt động hưởng ứng tinh thần Chỉ thị số 45/CT-TTg
-
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thực hiện Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”
-
Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong mỗi người lao động
-
Liên đoàn Lao động huyện Càng Long: Phấn đấu có 112 sáng kiến được đề xuất, triển khai ứng dụng
-
Tháng Công nhân năm 2021: Thiết thực, hướng về cơ sở